Bệnh trĩ có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh trĩ có lây không, lây bằng đường nào? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm đến. Bệnh trĩ là một bệnh xảy ra ở vùng nhạy cảm khiến người bệnh e ngại, xấu hổ. Đặc biệt nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này nhé.

Bệnh trĩ có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh trĩ xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng do sự co giãn quá mức mạch máu và tĩnh mạch ở lỗ hậu môn. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh trĩ, bệnh gây đau rát khó chịu, ngứa ngáy, chảy máu, thậm chí là chuyển thành ung thư. Do đó, có nhiều người lo lắng không biết bệnh trĩ có lây không, có di truyền không?

Bệnh trĩ có lây không

Theo các bác sĩ của nhà thuốc An Dược cho biết, bệnh trĩ không phải là bệnh truyền nhiễm hay lây lan như mọi người thường nghĩ. Việc nhiều người trong gia đình mắc bệnh trĩ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp gây bệnh.

Những lý do thường gặp gây ra bệnh trĩ bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa trong cơ thể như táo bón, khó tiêu, kiết lỵ… Những bệnh lý này là nguyên nhân chính gây áp lực lên mạch máu và tĩnh mạch ở hậu môn, lâu dần sẽ dẫn đến phát triển búi trĩ.
  • Tính chất công việc: Những người thường xuyên phải làm việc trong tư thế đứng quá lâu, ngồi nhiều, người ít vận động sẽ khiến cho các nhu động ruột, trực tràng hoạt động không tốt dẫn đến bệnh trĩ phát triển.
  • Vệ sinh cá nhân hậu môn không sạch: Khi vệ sinh hậu môn không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Những vết viêm nhiễm hậu môn lâu ngày là nguyên nhân gây bệnh trĩ và búi trĩ phát triển.
  • Thói quen xấu: Việc đi đại tiện rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài hoặc thói quen đi đại tiện lâu là những lý do khiến hậu môn chịu áp lực cao, lâu ngày có thể gây bệnh trĩ.
  • Mang thai và sinh con: Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.

Tóm lại, bệnh trĩ không có khả năng lây lan từ người sang người qua bất kỳ hình thức nào như dùng chung đồ dùng cá nhân,… Bệnh trĩ cũng không phải là bệnh có tính chất di truyền từ đời này qua đời khác.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ tùy không có khả năng lây lan, tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng ngừa tốt có thể dễ mắc bệnh. Để phòng ngừa hiệu quả, các bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt phù hợp:

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

  • Ăn nhiều trái cây, rau củ, rau xanh tươi để bổ sung đầy đủ.
  • Mỗi ngày người nên uống đầy đủ 2 lít nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chất kích thích.
  • Không nên ngồi lâu hoặc đứng nhiều trong một thời gian dài.
  • Thường xuyên vận động và thể dục nhẹ nhàng như Aerobic, Yoga, đi bộ,…
  • Không được nhịn đi tiểu tiện, tập thói quen đi vệ sinh thường xuyên vào mỗi ngày.
  • Không được đi đại tiện quá lâu, tư thế ngồi đại tiện thoải mái.
  • Vệ sinh hậu môn bằng nước sạch hoặc khăn giấy mềm.

Bệnh trĩ được phát hiện sớm và điều trị tốt sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người bệnh e ngại không đi khám dẫn đến bệnh nặng hơn. Vì vậy, nếu có thấy dấu hiệu bệnh trĩ thì bạn hãy đi khám sức khỏe ngay để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn.

Nguồn tham khảo: https://nhathuocanduoc.com/

Cách chữa bệnh trĩ bằng bồ kết theo dân gian hiệu quả

Từ ngàn đời xưa, quả bồ kết đã được biết đến là loại “dầu gội đầu” thân thiện với sức khỏe của tất cả mọi người. Nhưng ít ai biết rằng, bồ kết còn có một công dụng tuyệt vời khác đó chính là dùng để chữa bệnh trĩ. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc cách chữa bệnh trĩ bằng bồ kết hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé!

Cách chữa bệnh trĩ bằng bồ kết

Bồ kết là loại cây thân gỗ, thường mọc hoang ở các vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Trước đây bồ kết thường được dùng để gội đầu vì nó có khả năng làm sạch gàu hiệu quả, mang lại mái tóc chắc khỏe, óng mượt cho người sử dụng. Ngoài ra, bồ kết còn được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ bằng bồ kết

Theo Đông y, quả bồ kết có tính ôn, vị mặn, có tác dụng tốt trong việc sát trùng, tiêu đờm. Vì vậy, nó có thể cải thiện hiệu quả tình trạng viêm loét, sưng phù ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra.

Dưới đây là một số các chữa bệnh trĩ bằng bồ kết mang lại hiệu quả tốt được áp dụng phổ biến nhất.

Bài thuốc ngâm hậu môn bằng nước bồ kết

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh rửa sạch 15 quả bồ kết rồi đun sôi với 2 lít nước
  • Đổ nguyên liệu ra chậu, chờ đến khi nước nguội với độ ấm thích hợp
  • Rửa sạch hậu môn rồi ngâm vào chậu nước bồ kết
  • Đến khi nước bồ kết nguội hẳn thì đứng dậy, dùng khăn mềm lau khô hậu môn
  • Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày để tinh chất của bồ kết phát huy công dụng chữa bệnh tốt nhất.

Bài thuốc kết hợp hạt bồ kết với mật và sữa

Các bước thực hiện:

  • Người bệnh rửa sạch 200g hạt bồ kết rồi tẩm đều với sữa
  • Đổ nguyên liệu vào chảo rang vàng sau đó tán hạt bồ kết thành bột mịn
  • Trộn đều 30ml mật với bột hạt bồ kết rồi viên lại thành từng viên nhỏ cỡ hạt đậu xanh. Cho nguyên liệu vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp để dùng dần
  • Mỗi ngày, người bệnh uống 30 viên thuốc sau bữa ăn khoảng 30 phút
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc đều đặn mỗi ngày, sau khoảng 1 tháng, các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ sẽ sớm được đẩy lùi.

Một số vấn đề cần lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng bồ kết

Mặc dù bồ kết được biết đến là thảo dược tự nhiên lành tính, ít tác dụng phụ và có thể đem đến kết quả tích cực đối với người mắc bệnh trĩ dạng nhẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất, giúp quá trình chữa bệnh diễn ra thuận lợi, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng bồ kết

  • Kiên trì áp dụng bài thuốc đều đặn hàng ngày trong ít nhất 1 tháng, dược tính của bồ kết mới có thể phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh
  • Mẹo chữa bệnh trĩ theo phương pháp dân gian bằng quả bồ kết chỉ có tác dụng tốt với những trường hợp mắc bệnh trĩ dạng nhẹ. Đối với các trường hợp bệnh trĩ có dấu hiệu chảy máu nhiều, nhiễm trùng búi trĩ thì cần thăm khám và can thiệp bằng y học hiện đại
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Tránh tình trạng táo bón khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Người mắc bệnh trĩ cần tránh xa rượu bia, chất kích thích và các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Bởi những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ táo bón, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, làm giảm hiệu quả chữa bệnh và khiến các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn.
  • Xây dựng kế hoạch làm việc hợp lý, tránh mang vác vật nặng quá sức, tránh ngồi lâu một tư thế để làm giảm áp lực lên ổ bụng. Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm và giúp quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Nếu áp dụng bài thuốc đều đặn trong thời gian dài mà các triệu chứng bệnh không có chuyển biến tốt, bạn nên ngừng thực hiện và thăm khám y tế chuyên khoa để được tư vấn chữa bệnh bằng các biện pháp khác hiệu quả hơn.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cách chữa bệnh trĩ bằng bồ kết. Hy vọng đã giúp mọi người sớm đẩy lùi triệu chứng bệnh, mau chóng bình phục sức khỏe. Chúc các bạn thành công!

Nguồn tham khảo: https://nhathuocanduoc.com/

Ăn sầu riêng có mập không? Ăn sầu riêng có tốt không?

Ăn sầu riêng có mập không hay cần lưu ý gì khi dùng loại cây trái cây này? Bánh pía sầu riêng có làm tăng cân không? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây. Tham khảo ngay, đừng bỏ lỡ nhé! 

Ăn sầu riêng có tốt không?

Để đánh giá việc ăn sầu riêng có tốt hay không, trước tiên bạn nên biết đây là trái cây rất giàu dưỡng chất. Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt của quả sầu riêng sẽ có chứa:

Ăn sầu riêng có tốt không
Ăn sầu riêng có tốt không
  • 28.3 g glucid, 2.5g đạm và 66.8 g nước.
  • Rất nhiều khoáng chất như: 20mg Canxi, 0.9mg Sắt, 1 mg muối Natri, 63mg Photpho và 15 mg Kali.
  • Các loại vitamin khác, đặc biệt là vitamin nhóm B.

Với những thông tin trên, dễ dàng nhận thấy sầu riêng là trái cây rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải vì thế mà càng ăn nhiều sầu riêng càng tốt. Bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải trong ngày.

Đặc biệt với người bị thận thì loại trái cây này được coi là “kẻ thù” hàng đầu. Bởi vì bảng dinh dưỡng trong sầu riêng có chứa nhiều kali nên khi bệnh nhân bị thận ăn vào sẽ rất dễ khiến chức năng hoạt động của cơ quan này rối loạn trầm trọng thêm.

Ăn sầu riêng có mập không?

Theo kết quả phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, cứ mỗi 100g sầu riêng sẽ tương đương với 135 kcal. Trung bình một múi của trái cây này sẽ nặng khoảng 250g, cung cấp xấp xỉ 335kcal cho cơ thể. Từ những kết quả tính toán bên trên, khi ăn 1 quả sầu riêng, bạn sẽ nạp một lượng calo lớn.

Chính bởi vậy, nếu ăn quá nhiều sầu riêng thì việc tăng cân hoặc béo phì là tình trạng không thể tránh khỏi. Ngoài ra, bên trong loại quả này còn chứa rất nhiều đường và chất béo. Do đó bạn cần cân nhắc khi ăn sầu riêng nếu cơ thể của mình đang thừa cân.

Ăn hạt sầu riêng có mập không?

Không chỉ có múi giàu dinh dưỡng, hạt sầu riêng cũng chứa rất nhiều thành phần hữu ích cho cơ thể, gồm có:

Ăn hạt sầu riêng có mập không
Ăn hạt sầu riêng có mập không
  • 0.4% chất béo, 3.1% protein và 189 kcal
  • Các nguyên tố vi lượng như: vitamin nhóm B (B1, B2), Canxi, Magie, Sắt.

Đặc biệt, hàm lượng chất béo trong hạt sầu riêng thuộc loại chất béo tốt. Chúng không phải là chất béo bão hòa như trong đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn hạt sầu riêng.

Đặc biệt, lượng chất béo hữu ích này sẽ không khiến cơ thể bạn bị mập nếu ăn vừa phải. Ngược lại, ăn hạt sầu riêng còn có khả năng giúp loại bỏ chất béo gây hại và chống lại sự hình thành các gốc tự do. Đây chính là lý do rất nhiều người ưa thích loại trái cây này, đặc biệt người dân khu vực miền Nam nước ta.

Ăn bánh pía sầu riêng có béo không?

Bánh pía là loại bánh đã quá quen thuộc trong đời sống. Bánh có rất nhiều loại nhân như: nhân mặn, nhân hoa quả, nhân ngọt,…Trong đó bánh pía sầu riêng được ưa chuộng hơn cả bởi đặc điểm ngon và giàu năng lượng.

Theo phân tích chi tiết, trung bình cứ một chiếc bánh pía nhân sầu riêng sẽ cung cấp năng lượng tương đương với việc bạn ăn 5 chiếc đùi gà rán trong cùng một thời điểm. Và để đốt cháy được calo mà loại bánh này mang lại, bạn cần phải chạy bộ tới 2 tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên một ngày cơ thể người bình thường chỉ cần nạp 2000 calo là đã đủ cho mọi sinh hoạt. Vì thế khi bạn ăn 1 chiếc bánh pía sầu riêng tức là đã nạp vào cơ thể một phần tư lượng calo cần thiết. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn sẽ trở nên béo phì trông thấy khi ăn quá nhiều bánh pía sầu riêng.

Cách ăn sầu riêng không tăng cân

Để ăn sầu riêng mà không bị tăng cân thì bạn có thể tham khảo một vài lưu ý dưới đây:

  • Tuyệt đối không ăn sầu riêng trước khi ngủ hoặc vào buổi tối. Bởi vì trong đêm cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi nên sẽ không kịp chuyển hóa năng lượng. Điều này sẽ khiến cân nặng của bạn tăng lên nhanh chóng.
  • Không nên thêm các gia vị như đường, tinh dầu hay sữa vào sinh tố sầu riêng vì chúng sẽ làm tăng thêm lượng calo đáng kể.
  • Không ăn quá nhiều sầu riêng một lúc.

Ăn sầu riêng cần lưu ý gì?

Sầu riêng khi dùng đúng cách sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, nếu bạn không nắm vững thông tin về loại trái cây này sẽ rất dễ làm ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Sau đây là những chú ý quan trọng bạn nên biết khi ăn sầu riêng:

Nhóm thực phẩm không nên ăn chung với sầu riêng

  • Sữa bò: Nếu dùng chung sầu riêng với sữa bò sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, tăng huyết áp hoặc thậm chí dẫn tới tử vong.
  • Rượu: Trong sầu riêng có chứa lượng lớn harmaline, khi chất này gặp rượu sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đột quỵ.
  • Coca: Lượng cafein trong coca sẽ gây ra một số phản ứng gây hại cho cơ thể như nhồi máu cơ tim khi bạn dùng chung đồ uống này với sầu riêng.
  • Hải sản, cua và quả vải: Tính nóng của sầu riêng khi gặp tính hàn của các loại hải sản, cua và quả vải sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Ngoài những thực phẩm này, bạn cũng không nên ăn sầu riêng với thịt bò, thịt chó, thịt dê, bí ngô, gia vị cay nóng, hẹ và cà tím

Đối tượng không nên ăn sầu riêng

Ngoài việc kiêng kỵ những thực phẩm bên trên, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên ăn sầu riêng với những đối tượng sau:

  • Người bị táo bón, đau họng, cảm lạnh hoặc mắc các bệnh liên quan tới hệ hô hấp.
  • Những trường hợp có tỳ vị yếu, hay bị rối loạn tiêu hóa.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, thận hoặc béo phì.
  • Những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, bệnh trĩ hoặc thận hư.

Như vậy chắc chắn khi tham khảo bài viết, bạn đã biết được chính xác câu trả lời cho nghi vấn ăn sầu riêng có mập không rồi nhé. Có thể thấy rằng ăn sầu riêng đúng cách rất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên khi dùng quá nhiều loại quả này có thể khiến bạn phải hứng chịu nhiều phiền toái.

Mẹ sốt có nên cho con bú? Phải làm sao để hạ sốt cho mẹ hiệu quả nhất?

Mẹ bị sốt có nên cho con bú? Phải làm sao để hạ sốt cho mẹ hiệu quả nhất? Là những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Nguyên nhân là vì sữa mẹ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Nếu bạn đọc cũng đang tìm kiếm lời giải đáp cho các vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây!

Mẹ sốt có nên cho con bú không?

Nuôi con bằng sữa mẹ sở hữu rất nhiều lợi ích đối với quá trình phát triển của trẻ, bao gồm từ việc giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa đến cải thiện sự phát triển nhận thức của não bộ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bà mẹ lần đầu nuôi con thắc mắc về vấn đề cho con bú bằng sữa mẹ khi đang bị bệnh có an toàn hay không.

Mẹ sốt có nên cho con bú không
Mẹ sốt có nên cho con bú không

Theo các bác sĩ, người mẹ hoàn toàn có thể cho con bú bình thường khi bị cảm lạnh, cúm hay sốt nóng. Virus gây bệnh không có khả năng lây truyền qua đường sữa mẹ, trừ một số loại nguy hiểm như HIV, HTLV-1 và brucellosis. Trong trường hợp người mẹ bị sốt do viêm tuyến vú thì cần theo dõi tình trạng sức khỏe trong 4 đến 5 ngày đầu để phòng ngừa tình trạng sưng tấy gây tắc tia sữa hoặc suy giảm lượng sữa cho con bú.

Tuy nhiên, dù virus cảm lạnh hay cúm không có khả năng lây truyền qua đường sữa mẹ thì nó vẫn có thể lây lan trong không khí và nhiễm bệnh cho trẻ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, các bà mẹ nên thực hiện một số các biện pháp bảo vệ dưới đây:

  • Trước khi cho bé bú, rửa tay bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất hai mươi giây.
  • Nếu người mẹ có các biểu hiện ho hoặc hắt hơi thì nên đeo khẩu trong trong quá trình cho con bú, điều này đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời điểm virus corona hoành hành như hiện nay.
  • Trong trường hợp các mẹ sử dụng bình hút sữa, cần rửa tay thật sạch trước khi chạm vào bình cũng như vệ sinh thiết bị bằng hơi nước nóng trước đó. Nếu tình trạng sốt của người mẹ không thuyên giảm, con trẻ tốt nhất nên được cho ăn bởi người khác để tránh tiếp xúc gần.
  • Đối với trẻ dưới ba tuần tuổi, các mẹ nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi cho con bú. Nguyên nhân là vì trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng do sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trường hợp người mẹ bị nhiễm các loại virus nguy hiểm, ví dụ như COVID 19 thì không nên cho con bú trong thời gian này.

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

Thường khi bị sốt, các bà mẹ đang cho con bú sẽ hạn chế sử dụng thuốc Tây y để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Thay vào đó, các mẹ có thể thử áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Việc nghỉ ngơi đầy đủ có vai trò rất quan trọng trọng việc giúp hệ miễn dịch chống lại những virus ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, nghỉ ngơi cũng giúp các bà được thư giãn và thả lỏng cơ thể, rứt ngắn thời gian hồi phục sức khỏe.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C: Vitamin C là một trong các loại hoạt chất chống viêm rất tốt cho người đang bị cúm hay cảm lạnh. Lý do là vì vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bù nước và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa bổ sung vào thực đơn một số loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi, xoài, cà chua, ớt chuông, đu đủ, bông cải xanh, bắp cải tím, rau bina,…
  • Uống đủ nước: Khi cơ thể bị ốm sốt thường rất dễ xảy ra tình trạng mất nước vì lượng mồ hôi mất đi hoặc chứng tiêu chảy. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng. Điều này giúp bù đủ nước cùng các chất điện giải đồng thời giảm nhiệt độ cho cơ thể. Bên cạnh nước lọc, các mẹ cũng có thể tiêu thụ thêm các loại đồ uống khác như trà nóng, sữa hạt và nước ép trái cây.
  • Tăng cường bổ sung kẽm: Cũng giống như vitamin C, vi lượng kẽm giúp cơ thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và sức đề kháng. Vì vậy, việc bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu kẽm có khả năng làm giảm cơn sốt và kích thích vị giác cho các mẹ. Bác sĩ khuyến khích người bệnh tiêu thụ thịt gà, thịt bò, hàu, trứng, sữa chua, bột yến mạch và mầm lúa mì.
  • Bài thuốc dân gian từ chanh và mật ong: Trong khi mật ong là nguồn cung cấp dồi dào các hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa thì chanh lại có khả năng kháng khuẩn, tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể. Cách thực hiện rất đơn giản, các mẹ chỉ cần đem chanh và mật ong chưng cách thủy trong khoảng 15 phút là được. Bài thuốc này nên được dùng ít nhất một lần mỗi ngày.
  • Sử dụng khăn lạnh: Khi cơ thể bị sốt thường cảm thấy nóng bức và khó chịu từ bên trong. Các mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn bông nhỏ, đem ngâm trong nước vài giây rồi vắt khô để chườm lên các khu vực trên cơ thể. Điều này giúp hạ nhiệt nhanh chóng cũng như loại bỏ lớp mồ hôi nhớp dính trên bề mặt da.

Mẹ có con bú có uống được paracetamol không?

Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, nhiều bà mẹ cũng thắc mắc không biết liệu có thể dùng thuốc chống viêm paracetamol hay không. Theo các chuyên gia, mẹ cho con bú khi bị sốt hoàn toàn có thể uống paracetamol như bình thường. Đây vốn là loại thuốc có khả năng hạ sốt liều nhẹ và được bán phổ biến tại các cửa hàng dược phẩm địa phương. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đó.

Ngoài việc sử dụng paracetamol, các mẹ đang cho con bú cũng có thể dùng thêm một số loại thuốc tân dược khác như: Thuốc giảm đau ibuprofen, naproxen, thuốc kháng histamin (Claritin, benadryl,..),  thuốc thông mũi (Afrin, Allegra,..). Các mẹ nên tránh dùng thuốc có chứa thành phần pseudoephedrine vì có thể khiến lượng sữa bị giảm sút.

Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin liên quan đến chủ đề “Mẹ sốt có nên cho con bú?”. Sữa mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, nếu cơ thể người mẹ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần ngay lập tức đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Đau lưng dưới ở phụ nữ là bệnh gì? Cách chữa hiệu quả nhất

Bệnh đau lưng dưới ở phụ nữ khá phổ biến, khiến chị em gặp nhiều đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân những cơn đau này do đâu và làm thế nào khắc phục triệt để? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Đau lưng dưới ở phụ nữ là bệnh gì?

Đau lưng dưới ở phụ nữ

Theo thống kê của Hiệp hội xương khớp thì nữ giới chiếm đại đa số (khoảng 70 – 80%) trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp. Đặc biệt bắt đầu từ độ tuổi ngoài 30, khi chị em đã trải qua nhiều lần mang thai, sinh con cùng những thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể khiến hệ thống cơ xương “xuống dốc không phanh”. Những cơn đau lưng dưới ở phụ nữ thường xuất phát từ các bệnh lý sau:

Thoái hóa cột sống

Việc phải chịu một áp lực quá lớn từ việc chống đỡ toàn bộ cơ thể hằng ngày khiến cho sụn khớp và các đốt sống bị mòn dần theo năm tháng. Nếu trước đây hiện tượng này gặp nhiều ở người ngoài 50 tuổi thì giờ đây căn bệnh này đang được trẻ hóa, đặc biệt nếu chị em thường xuyên phải làm công việc nặng, mang thai quá nhiều lần hoặc béo phì thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao gấp nhiều lần.

Thoát vị đĩa đệm

Các đốt sống thắt lưng được ngăn cách với nhau bởi các đĩa đệm, cơn đau thắt lưng xảy ra khi phần nhân nhày bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên các vùng lân cân như rễ thần kinh. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc khởi phát đột ngột từ vùng thắt lưng lan xuống hai chân. Phần lớn chị em gặp các cơn đau này là do nguyên nhân ngồi quá lâu một tư thế hoặc mắc bệnh loãng xương.

Bệnh đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh có độ dài lớn nhất và cấu tạo phức tạp nhất cơ thể. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi bất cứ lý do nào cũng đều biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau nhức từ hai bên hông, thắt lưng lan xuống chân.

Cột sống bị chấn thương

Nếu bạn vừa trải qua một tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay bất cứ chấn thương, va đập mạnh nào ở vùng cột sống thắt lưng thì đó cũng có thể là nguồn gốc của những cơn đau.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau lưng dưới ở chị em

Đây là khái niệm dùng để chỉ tình trạng các tế bào nội mạc “đi lạc” ra ngoài buồng tử cung khiến cơ quen này bị viêm, chảy máu và đau. Nếu nhận thấy những bất thường như đau bụng, đau hông dữ dội khi đến kỳ kinh nguyệt hoăc khi đang quan hệ tình dục thì chị em cần lưu ý đến căn bệnh này.

Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến vị trí đau. Chẳng hạn, nếu đau lưng dưới ở phía bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến thận như sỏi, viêm cầu thận, suy thận… Thông thường bệnh thận sẽ đi kèm với các biểu hiện tiểu buốt, tiểu rát.

Nếu đau lưng dưới ở vùng eo thì hãy cảnh giác các bệnh liên quan đến tiết niệu như ruột thừa. Dấu hiệu đi kèm giúp bạn nhận biết cơn đau ruột thừa đó là sốt nhẹ, ấn tay vào phần hố chậu trước rốn thấy đau nhiều hơn.

Xem thêm: Đau thắt lưng ở phụ nữ do đâu? Cách giảm đau cần biết

Cách chữa đau lưng dưới ở phụ nữ

Cách chữa đau lưng dưới ở phụ nữ

Sau khi khám lâm sàng, hỏi han về tình trạng bệnh cụ thể và những triệu chứng gặp phải hằng ngày, tiền sử các bệnh mắc trước đó các bác sĩ sẽ chỉ định một phác đồ điều trị nhất định cho người bệnh.

Chẩn đoán bệnh

Muốn điều trị hiệu quả trước tiên bạn cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Chỉ có thăm khám chuyên khoa mới giúp bạn làm được điều này. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh này sẽ phản chiếu được những tổn thương ở cột sống bao gồm hình ảnh thoái hóa, có gai xương hay không, thân đốt sống nằm đúng vị trí hay bị trượt, có loãng xương hay lún xẹp….
  • Chụp cộng hưởng từ: Được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng đau dây thần kinh tọa.

Điều trị bằng thuốc

Mục đích của việc dùng thuốc là giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng những triệu chứng của bệnh để phục hồi các sinh hoạt, công việc hằng ngày. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc giảm đau  Paracetamol
  • Thuốc chống viêm Brexin, Felden
  • Thuốc giãn cơ Mydocalm…

Mặc dù có thể mua ngoài hiệu thuốc nhưng chị em không được lạm dụng hay tự ý mua về sử dụng. Tốt nhất hãy tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng mà bác sĩ đã kê đơn, không tự tăng giảm theo ý mình để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc xảy ra.

Áp dụng các bài tập chữa đau lưng dưới

Nhiều người cho rằng, khi bị đau lưng dưới thì nên kiêng vận động vùng này tuy nhiên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Không vận động mạnh hay làm việc quá sức khác với việc bạn nằm ì một chỗ, bất động toàn thân. Việc tập luyện các động tác nhẹ nhàng hàng ngày không chỉ giúp cải thiện cơn đau, thông kinh hoạt lạc, kích thích tuần hoàn máu máu đồng thời tăng cường độ dẻo dai cho xương. Một số bài tập chị em có thể tham khảo là:

  • Bài tập đạp xe: Nằm ngửa trên sàn, hay tay chắp sau gáy, cố gắng giữ cho đầu và chân không chạm xuống sàn sau đó co 1 chân về phía ngực, chân còn lại duỗi thẳng ra, mô phỏng tư thế khi bạn đạp xe đạp. Tập mỗi bên 10 lần sau đó đổi chân, chú ý kết hợp hít thở đều đặn.
  • Bài tập gập người: Ngồi dưới sàn, hai chân rộng bằng vai, hay tay để sau gáy sau đó từ từ ngả lưng về phía sau kết hợp hít vào. Cố gắng làm hết sức đến khi thấy lưng chạm sàn thì dùng một lực ngược lại để kéo người lên đồng thời thở ra. Gập lưng khoảng 10 lần thì nghỉ.

Dùng một số bài thuốc nam lành tính

Với ưu điểm có thể thực hiện ngay tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm, ít tốn kém, cách chữa đau lưng dưới ở phụ nữ bằng các bài thuốc nam được nhiều người lựa chọn.

  • Dùng xương rồng ba chia: Gọt bỏ tất cả vỏ và gai xương rồng sau đó mang đi nướng chín đến khi thấy xương rồng quắt lại thì lót miếng vải mỏng mang đắp lên vị trí đau.
  • Dùng ngải cứu: Bạn có thể rang nóng ngải cứu cùng muối hạt to hoặc dấm sau đó lót vải sạch để chườm lên vùng lưng đau cũng giúp giảm đau hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chung nhất về căn bệnh đau lưng dưới ở phụ nữ cũng như cách thức đẩy lùi bệnh nhanh nhất chị em có thể áp dụng. Chúc chị em thật nhiều sức khỏe.

Nguồn tham khảo: https://indembassy.com.vn/