Đau nhói sau lưng bên trái là bị làm sao? 

Trong công việc và hoạt đồng hàng ngày, nhiều người thỉnh thoảng sẽ gặp tình trạng đau nhói sau lưng bên trái. Triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh gì? Đau nhói sau lưng bên trái có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và chính xác nhất về tình trạng này.

Đau nhói sau lưng bên trái là bị làm sao?

Đau nhói sau lưng bên trái

Căng cơ, chấn thương

Tập luyện thể thao với cường độ cao, vận động đột ngột, lao động nặng nhọc,… rất dễ đến tình trạng căng cứng cơ, giãn cơ, căng dây chằng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau nhói sau lưng bên trái.

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường xảy ra khi phần đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí và chèn ép trực tiếp với dây thần kinh, bó cơ xung quanh. Tình trạng này gây ra những cơn đau nhói khó chịu, đặc biệt là khi di chuyển, vận động mạnh.

Gãy đốt sống

Gãy đốt sống xảy ra khi một đốt sống bị chấn thương, va chạm, vỡ và tách khỏi cột sống. Lúc này phần đốt sống bị gãy sẽ chèn ép vào phần cơ và các dây thần kinh. Ngoài triệu chứng đau nhói sau lưng, người bệnh có thể gặp những dấu hiệu như: Một vùng lưng bị sưng tấy, đau nhức khi di chuyển, vận động hông, cảm giác ngứa ran, tê liệt và co cơ.

Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Người bị loãng xương có phần xương khớp yếu, dễ tổn thương, thậm chí là gãy do va chạm. Chính vì vậy, nếu chẳng may người bệnh loãng xương gặp tình trạng đau nhói lưng bên trái, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một phần xương nào đó đã bị nứt gãy.

Hội chứng đau cơ

Hội chứng đau cơ xảy ra khi một phần bó cơ trên cơ thể xuất hiện tình trạng căng cứng, tê bì. Cơn đau xuất hiện bất ngờ, lặp đi lặp lại trong thời gian dài và nhanh chóng lan sang các vùng khác trên cơ thể. Hội chứng đau cơ có thể giảm nhanh chóng nếu được massage, chườm nóng hoặc chườm lạnh.

Bệnh viêm khớp

Các ổ khớp là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển và cử động. Do đó, phần khớp dễ bị tổn thương và viêm nhiễm nhất. Khi bị viêm khớp, ngoài triệu chứng đau nhói lưng, bạn có thể gặp những triệu chứng như: dễ bị chuột rút, đau nhói dọc theo cột sống, đau vai và hai tay, cứng cơ, vận động và di chuyển khó khăn.

Cột sống thoái hóa

Bệnh lý này thường xảy ra với những người ở độ tuổi trung niên, người già. Cột sống theo thời gian sẽ bị bào mòn, giảm khả năng hoạt động và dễ bị tổn thương khi đi lại. Khi cột sống tổn thương sẽ dễ bị lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên vùng dây thần kinh xung quanh gây nên bệnh thoái hóa cột sống.

Các bệnh về phổi và đường hô hấp

Các bệnh về phổi như: viêm phổi, khối u trong phổi, tắc nghẽn phổi, viêm đường hô hấp,…thường đi kèm với triệu chứng đau nhói sau lưng bên trái. Ngoài ra, ung thư phổi cũng là một căn bệnh mà bạn cần lưu ý khi gặp tình trạng đau nhói sau lưng.

Nhiễm trùng cột sống

Nhiễm trùng cột sống là tình trạng khá hiếm gặp. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập và phát triển trên các đĩa đệm và đốt sống. Vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm, khiến hệ miễn dịch suy yếu, gây ra những cơn đau nhói thường xuyên.

Bệnh túi mật

Bệnh túi mật như: viêm túi mật, sỏi mật,… gây ra những tình trạng đau nhức âm ỉ, khó chịu thường xuyên. Cơn đau nhói lưng trái nhanh chóng di chuyển sang những vị trí khác trên cơ thể và nặng hơn theo thời gian.

Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ là tình trạng nguy hiểm, xảy ra do thành động mạch bị tổn thương do bệnh lý hoặc chấn thương. Nếu không được chữa trị kịp thời, động mạch chủ có thể vỡ ra và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là bệnh lý do lượng máu cung cấp cho tim không đủ. Ngoài đau nhói sau lưng bên trái, người bệnh có thể gặp tình trạng như: khó thở, tức ngực, đau lưng, hàm và cổ, đau nhói ở tim.

Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim xảy ra khi màng bị xâm nhập và phá hủy bởi vi khuẩn, virus do bệnh lý hoặc hậu phẫu thuật. Khi các vi khuẩn tấn công màng ngoài, cơn đau sẽ truyền tín hiệu theo dây thần kinh đến não bộ và phản ứng lại bằng các cơn đau nhói sau lưng bên trái.

Ung thư

Đau nhói sau lưng trái là triệu chứng điển hình, thường thấy ở những bệnh nhân ung thư. Đặc biệt những bệnh ung thư ở ngực rất dễ gặp tình trạng này như ung thư vú, ung thư phổi. Nếu cơn đau nhói sau lưng xuất hiện thường xuyên, đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư đã di căn đến vùng cột sống.

Đau tim

Đau tim xảy ra khi tim không có đủ oxy để hoạt động, mảng bám chặn ở động mạch vành, tổn thương tim gây ra tình trạng đau nhức ngực và lưng trái. Cơn đau tim có thể đi kèm với một số triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh, tê tay,…

Đau nhói sau lưng bên trái có nguy hiểm không?

Đau nhói sau lưng bên trái có nguy hiểm không

Đau nhói sau lưng bên trái có nguy hiểm không sẽ được quyết định bằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu nguyên nhân là do các chấn thương vận động, cử động sai tư thế, thói quen sinh hoạt hàng ngày thì tình trạng này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý như: Thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, đau tim, bệnh phổi, túi mật, ung thư,… thì người bệnh có khả năng đối mặt với tình trạng nguy hiểm, thậm chí là biến chứng hoặc tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe của người bệnh. Khi gặp triệu chứng đau nhói sau lưng bên trái thường xuyên, người bệnh cần đến thăm khám và kiểm tra tại những cơ sở uy tín.

Trên đây là những thông tin chi tiết và chính xác nhất về tình trạng đau nhói sau lưng bên trái. Đây là một dấu hiệu cần quan tâm và được theo dõi kịp thời. Người bệnh không được chủ quan, cần xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị dứt điểm.

Nguồn tham khảo: https://indembassy.com.vn/

Ngứa đỏ hai bên cánh mũi là bị bệnh gì, nguy hiểm không?

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng lại gây ra triệu chứng ngứa rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh này là gì? Ngứa đỏ hai cánh mũi có nguy hiểm hay không? Và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc bài sau để có câu trả lời.

Nguyên nhân gây ngứa đỏ 2 bên cánh mũi

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

Viêm da dầu

Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã, là bệnh lý phổ biến về da. Bệnh này tập trung nhiều ở vùng trán, lông mày, mũi và ngực với các biểu hiện da đỏ, ngứa ngáy, dầu tiết nhiều và có vảy bong. Vì thế, dấu hiệu ngứa đỏ ở cánh mũi có thể là do bệnh viêm da dầu gây ra.

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi do viêm da dầu
Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi do viêm da dầu

Do da bị thiếu nước

Nước giúp cải thiện làn da rất hiệu quả, do đó, thiếu nước sẽ dẫn tới da khô ráp, nhanh lão hóa và nhiều nếp nhăn. Mũi lại là vùng da có độ nhạy cảm cao, nếu không được cung cấp đủ độ ẩm thì dễ bị kích thích, vậy nên, khi da thiếu nước có thể gây ngứa, đỏ ở 2 bên mũi.

Do thời tiết khô lạnh

Chúng ta đều biết rằng vùng da xung quanh mũi thường tiết nhiều dầu và nhạy cảm hơn các vùng da khác. Vì thế, khi thời tiết khô lạnh, vùng da mũi dễ bị mất nước dẫn tới hiện tượng ngứa đỏ, khó chịu.

Da bị dị ứng

Một số người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng với một số mỹ phẩm như kem dưỡng da, kem chống nắng, serum…nên khi dùng có thể bị ngứa đỏ 2 bên cánh mũi. Đặc biệt là những người hay phải tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, cường độ mạnh trong suốt thời gian dài.

Do chứng đỏ mặt (bệnh rosacea)

Người mắc bệnh rosacea thường có biểu hiện da đỏ ứng, đóng thành mảng và nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Bệnh này tập trung chủ yếu ở vùng da mặt, nhất là ở mũi nên những ai bị chứng đỏ mặt thường bị ngứa đỏ 2 bên cánh mũi.

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi nguy hiểm không?

Như đã phân tích ở trên thì chúng ta có thể thấy ngứa đỏ ở cánh mũi xảy ra do các nguyên nhân khác nhau, có thể là do vấn đề về da liễu, do thời tiết hoặc do chế độ ăn uống, sinh hoạt. Vì thế, bệnh này không gây nguy hiểm tới sức khỏe, người bệnh không nên quá lo lắng.

Bị ngứa đỏ ở hai bên cánh mũi có nguy hiểm không?
Bị ngứa đỏ ở hai bên cánh mũi có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, bệnh này lại gây ra sự khó chịu cho người bệnh khi vùng cánh mũi cứ bị ngứa liên tục. Đặc biệt hơn, bệnh còn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nhiều tới ngoại hình của người bệnh.

Trường hợp nhẹ bị ngứa đỏ ở mũi thì chưa ảnh hưởng nhiều nhưng nếu để lâu, bệnh lây ra toàn mặt thì sẽ khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin trong cuộc sống. Nhất là với những người làm công việc hay giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, cảm giác mất tự tin sẽ không mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Do đó, khi gặp triệu chứng ngứa đỏ cánh mũi, người bệnh cần phải đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Cách điều trị ngứa đỏ 2 bên cánh mũi

Tùy vào tình trạng bệnh ngứa đỏ ở cánh mũi nặng hay nhẹ mà sẽ có cách điều trị tương ứng.

Với những trường hợp bị nhẹ thì người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh da mặt 2 lần mỗi ngày sáng và tối bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da để làm mềm da, giảm sưng đỏ và loại bỏ vảy bong trên da.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày ít nhất là 2 lít để duy trì độ ẩm cho da.
  • Dùng dầu dừa thoa lên da rồi massage 2-3 phút, sau đó dùng nước ấm rửa lại giúp làm dịu da và giảm ngứa vùng da mũi.
  • Tẩy tế bào chết cho da thường xuyên bằng yến mạch và sữa chua vừa an toàn vừa nuôi dưỡng làn da.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất cho cơ thể và ngủ đủ giấc mỗi ngày giúp làn da khỏe sâu từ bên trong.
Vệ sinh da mặt sạch sẽ để hạn chế viêm nhiễm dẫn đến ngứa đỏ hai bên cánh mũi
Vệ sinh da mặt sạch sẽ để hạn chế viêm nhiễm dẫn đến ngứa đỏ hai bên cánh mũi

Nếu bạn thực hiện những biện pháp trên đều đặn thì chỉ sau 3-7 ngày là bạn sẽ cảm thấy triệu chứng ngứa đỏ 2 bên cánh mũi giảm rõ rệt.

Với những trường hợp bị nặng thì người bệnh cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, thường thì sẽ có các cách điều trị bằng thuốc bôi ngoài da và thuốc uống.

Thuốc bôi ngoài da gồm có:

  • Các loại thuốc chứa glucocorticoid chuyên đặc trị các hiện tượng viêm sưng, ngứa rát do viêm da dầu, viêm da tiếp xúc và bệnh rosacea gây nên.
  • Kem bôi ngoài da có chứa Oxit kẽm giúp sát trùng, giảm viêm và giảm ngứa.

Thuốc uống gồm có:

  • Thuốc kháng sinh Isotretinoin: đây là dẫn xuất của vitamin A giúp tái tạo lại tế bào, phù hợp với những trường hợp bị viêm da tiết bã kèm theo mụn mủ.
  • Thuốc kháng histamin H1: được chỉ định cho những ai bị ngứa kéo dài, khó chịu, bứt rứt đến không ngủ được giúp giảm ngứa ngáy ở 2 bên cánh mũi.

Biện pháp phòng ngừa ngứa đỏ ở mũi

Để hạn chế tối đa tình trạng ngứa đỏ 2 bên cánh mũi xảy ra thì bạn nên chủ động áp dụng những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Bạn cần phải tẩy trang cho da mỗi ngày bởi môi trường bên ngoài rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải rửa mặt thường xuyên và dùng kem dưỡng ẩm cho da để nuôi dưỡng làn da và bảo vệ cho da tránh khỏi những kích thích bên ngoài.
  • Việc dùng kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách bảo vệ làn da hiệu quả, giảm được hiện tượng ngứa đỏ 2 bên cánh mũi xảy ra.
  • Trong những ngày khô hanh, da có thể bị khô, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm sẽ giúp vùng da quanh mũi được cung cấp đủ độ ẩm.
  • Với những người có làn da nhạy cảm thì trước khi sử dụng một dòng kem dưỡng da mới hay bất kỳ sản phẩm nào thoa lên da mặt thì nên thử nghiệm trước với vùng da cổ và chờ phản ứng của da trong 12 tiếng đồng hồ. Nếu không có gì bất thường thì mới sử dụng cho toàn bộ da mặt.
  • Nên tập luyện thể dục mỗi ngày vừa nâng cao sức khỏe vừa cải thiện làn da.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý đảm bảo đủ dinh dưỡng và cung cấp dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng làn da.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh về da liễu như viêm da, rosacea…
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 2-2.5 lít nước để cải thiện làn da.

Nếu bạn tuân thủ thực hiện các biện pháp trên thì chắc chắn tình trạng ngứa đỏ ở 2 bên mũi sẽ rất hiếm khi “làm phiền” tới bạn.

Như vậy là chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh lý ngứa đỏ 2 bên cánh mũi. Tuy bệnh không gây hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống, do đó, bạn cần tìm gặp bác sĩ da liễu ngay để chữa trị khi mắc phải triệu chứng này.

Bé 4 tuổi bị đau dạ dày cha mẹ cần cẩn thận

Bé 4 tuổi bị đau dạ dày, căn bệnh tưởng chừng như chỉ xảy ra ở người lớn. Thế nhưng gần đây lại có xu hướng tăng lên ở trẻ nhỏ. Vậy để biết nguyên nhân do đâu, triệu chứng như thế nào và cách xử lý ra sao thì mời bạn theo dõi bài viết sau đây. 

Bé 4 tuổi bị đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày do các vết loét gây nên. Đây là một bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến. Nhắc đến bệnh đau dạ dày người ta thường nghĩ chỉ xảy ra ở người trưởng thành bởi rất nhiều những tác động từ cuộc sống.

Tuy nhiên, với xã hội công nghiệp hiện đại ngày nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi mắc phải. Có rất nhiều căn bệnh chuyển hóa, bệnh mạn tính thường xảy ra ở người cao tuổi lại đang tăng lên ở lứa tuổi trẻ, thậm chí là trẻ em. Bệnh đau dạ dày cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ 4 tuổi

bé 4 tuổi bị đau dạ dày

Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

Đây là nguyên nhân chính quan trọng nhất của hầu hết các trường hợp đau dạ dày. 90% trường hợp đau dạ dày nội soi cho kết quả dương tính với vi khuẩn HP. Khi HP vào trong dạ dày sẽ gây ra một loạt các phản ứng sau: Kích thích tăng sản sinh axit dịch vị, ức chế tế bào niêm mạc tiết chất nhầy Mucin bảo vệ dạ dày, trú ngụ và tạo chất độc gây tổn thương niêm mạc.

Vi khuẩn HP rất dễ lây truyền và xâm nhập qua các con đường từ mẹ mang thai truyền cho con, từ đồ ăn thức uống không đảm bảo vệ sinh, từ miệng người lớn ôm hôn trẻ con, từ chân tay và đồ vật xung quanh khi bé tiếp xúc.

Bố mẹ ép ăn

Dạ dày của trẻ thì bé mà người lớn thì thường có suy nghĩ cho con ăn được càng nhiều thì càng tốt. Khi bé ăn quá no dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, dạ dày quá tải lâu ngày sẽ bị tổn thương. Hơn nữa, việc ép con ăn của bố mẹ làm bé có thái độ sợ sệt và căng thẳng mỗi khi ăn uống. Điều này thực sự kh

ông tốt cho tiêu hóa của bé.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac dùng lâu dài có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại tấn công và sản sinh.

Triệu chứng nhận biết như thế nào?

Biếng ăn

Đây là triệu chứng dễ nhận thấy và cũng dễ chủ quan nhất vì lầm tưởng do bé ham chơi. Điều này là rất nguy hiểm vì không phát hiện điều trị sớm bệnh có nguy cơ tiến triển trầm trọng.

Đau bụng

Đau liên tục, đau quanh rốn hoặc trên rốn dù ở xa bữa ăn. Ban đầu thì nhẹ sau có thể đau quặn thắt hơn.

Buồn nôn, nôn

Cảm giác buồn nôn này là do trào ngược dạ dày. Khi đó, các mẹ không nên ép bé ăn mà nên để bé nôn hết, nghỉ ngơi và cho ăn lại khi đã thấy ổn hơn.

Ợ hơi

Có thể ợ chua và ợ nóng kèm theo triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Xanh xao, mệt mỏi, sút cân

Những khó chịu từ căn bệnh kéo theo việc ăn uống, vui chơi kém đi làm bé hay quấy khóc, kém ăn lâu ngày sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu, lòng bàn tay bàn chân xanh xao, vàng vọt.

Chảy máu tiêu hóa

Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã rất nặng. Niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhiều gây xuất huyết tiêu hóa. Nếu thấy bé đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu thì đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Triệu chứng ở trẻ thường rất khó phát hiện và kiểm soát do các bé chưa biết mô tả cho người lớn hiểu hết. Vì vậy, gia đình cần thường xuyên theo dõi, nhạy cảm với mỗi thay đổi nhỏ của trẻ để nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời nhất.

Cách xử lý khi bé 4 tuổi bị đau dạ dày

Đối với bé bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP thì cần có chỉ định kháng sinh hợp lý từ bác sĩ. Ngoài ra tùy tình trạng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau, thuốc điều tiết dịch vị, thuốc bọc niêm mạc dạ dày.

trẻ bị đau dạ dày

Bên cạnh việc dùng thuốc thì cách chăm sóc là vô cùng quan trọng để cải thiện sức khỏe cho bé.

  • Cố gắng tránh cho bé khỏi những nguồn nhiễm khuẩn HP: Giữ cơ thể bé và môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, hạn chế việc ôm hôn trẻ đặc biệt là với người bị đau dạ dày dương tính với HP, thực phẩm cho bé đảm bảo vệ sinh.
  • Chườm ấm khoảng 15 – 20 phút khi bé thấy đau bụng. Hoặc xoa dầu nóng lên bụng bé theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp cho bé cảm thấy dễ chịu và kích thích tiêu hóa tốt hơn.
  • Uống nhiều nước rất tốt cho việc tiêu hóa và hấp thu của bé.
  • Cung cấp đủ năng lượng, thực phẩm giàu vitamin, muối khoáng, ưu tiên các loại dễ tiêu hóa, tốt cho hệ đường ruột như sữa chua, rau non, trái cây (trừ loại có nhiều axit hay quả chua), thịt mềm…
  • Khi cho bé ăn uống cần chú ý:
    1. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, không ép con, bữa ăn chỉ kéo dài 30 phút.
    2. Chế biến thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp và nhiệt độ khi ăn không quá nóng hay quá lạnh.
    3. Chia nhỏ bữa ăn làm 4 – 5 bữa, tránh việc ăn quá no hay để quá đói.
    4. Hạn chế cho trẻ ăn vặt, bánh kẹo, đồ ngọt, đồ dầu mỡ chất béo,  nhiều gia vị chua cay mặn, thực phẩm chế biến sẵn.

Bé 4 tuổi bị đau dạ dày cần có sự quan tâm chăm sóc cẩn thận từ gia đình. Chữa trị tốt sẽ tránh trường hợp tiến triển nặng hoặc mạn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này.

Có thể bạn muốn biết: Đau dạ dày bao lâu thì khỏi?

Cách phát hiện bệnh đường ruột và cách điều trị hiệu quả

Bệnh đường ruột là bệnh lý chiếm tỉ lệ lớn xuất hiện ở hầu khắp các đối tượng từ trẻ em đến người cao tuổi. Bệnh đường ruột có thể là cấp tính nhưng cũng có thể là một bệnh lý mạn tính nguy hiểm.

Bệnh đường ruột là gì?

Đường ruột của con người là một hệ thống ống dẫn dài 5-7m. Có chức năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn đồ uống để duy trì hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Đường ruột của con người được chia ra làm 2 phần: ruột non và ruột già. Ruột non gồm tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng; ruột già gồm đại tràng và trực tràng.

Bất cứ một tác nhân gây rối loạn chức năng tiêu hóa đều ảnh hưởng đến ruột. Tại đây xảy ra quá trình viêm, xuất tiết, kích thích tăng co bóp của lớp niêm mạc ruột và lớp cơ niêm gây ra các biểu hiện lâm sàng rất khác nhau.

bệnh đường ruột

Bệnh đường ruột là một thuật ngữ rất sâu rộng và mang tính khái quát cao. Tất cả những bệnh lý xảy ra ở đường ruột thì đều được gọi chung là bệnh đường ruột. Nói một cách dễ hiểu, bệnh đường ruột là những bệnh lý có vị trí tổn thương ở hệ thống ruột do nhiều nguyên nhân gây ra, triệu chứng lâm sàng thường đa dạng và khó phân biệt. Tổn thương chủ yếu xuất hiện ở lớp niêm mạc của ruột.

Cách phát hiện bệnh đường ruột

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột, thường gặp nhất vẫn là do chế độ ăn uống không hợp vệ sinh gây ra nhiễm khuẩn. Bệnh khởi phát với hiện tượng sốt, sốt từ nhẹ vừa đến cao tùy thuộc tác nhân sinh học. Đau bụng, buồn nôn, nôn kèm theo đi ngoài phân lỏng số lượng nhiều. Bệnh cảnh lâm sàng thường cấp tính, gây rối loạn nước điện giải rất lớn.

Các vi khuẩn thường gặp ở bệnh đường ruột bao gồm các trực khuẩn đường tiêu hóa (E.coli, lỵ, thương hàn..), rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là một yếu tố gây ra bệnh cảnh lâm sàng tương tự. Ngoài ra kí sinh trùng, các vi khuẩn hiếu khí đường ruột, các Mycoplasma… cũng là tác nhân gây bệnh.

Các yếu tố tâm lý, stress, căng thẳng gây rối loạn chức năng hấp thu của đường ruột. Biểu hiện bằng những cơn đau bụng, đau quặn lên thành cơn, đau có liên quan đến các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo lắng sợ hay sợ hãi… Các bệnh nhân thường có vẻ lo lắng, khí sắc trầm buồn, ngoài ra kèm theo các rối loạn về giấc ngủ. Đa số bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa, đi ngoài hoặc táo bón, chán ăn, buồn nôn và có thể nôn.

Những trường hợp bệnh đường ruột có nguyên nhân là các yếu tố tâm lý rất đa dạng. Trên lâm sàng thường gặp nhất là hội chứng ruột kích thích. Điều trị cần nhiều thời gian và phối hợp nhiều phương pháp.

Một nguyên nhân có thể gây ra bệnh đường ruột cũng phải kể đến là thuốc đặc biệt là kháng sinh, các thuốc nội tiết và thuốc hạ mỡ máu. Cũng như vậy, các chất độc, các chất hóa học, kim loại nặng gây ra các tổn thương niêm mạch ruột gây ra các phản ứng viêm tại chỗ của biểu mô niêm mạc ruột mà gây bệnh. Thuốc kháng sinh làm mất sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Triệu chứng chủ yếu của bệnh nhân thường là đau bụng, đau không có chỗ khu trú cố định, đau có thể quặn lên thành cơn. Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày nặng hơn có thể xuất hiện đi ngoài ra máu. Cần thăm khám và theo dõi kỹ càng.

Bệnh đường ruột có nguy hiểm không?

Bệnh đường ruột thông thường sẽ tự khỏi sau khi loại bỏ tác nhân gây rối loạn. Cơ thể con người có cơ chế bù trừ để đảm bảo ổn định nội môi và an toàn về sinh mệnh. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra rất nhiều biến chứng nếu không được tầm soát.

Các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn có nôn và đi ngoài, vì vậy đây là một nguyên nhân gây mất nước điện giải có thể trụy tim mạch và tử vong. Ngoài ra độc tố của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng cũng có thể gây nhiễm độc thần kinh nếu không được điều trị kịp thời.

cách phát hiện bệnh đường ruột

Biến chứng ung thư hóa cũng là một yếu tố nguy hại. Hầu hết những bệnh nhân có bệnh lý viêm đường ruột mạn tính đều có nguy cơ cao trở thành ung thư. Các ung thư này rất tiềm tàng và khó nhận biết, do đó bệnh nhân nên đi tầm soát ung thư thường xuyên sáu tháng một lần để phát hiện kịp thời.

Đường ruột là nơi hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn nên chức năng đường ruột có rối loạn thì nguy cơ suy dinh dưỡng là không thể tránh khỏi. Các vitamin cần thiết cho cơ thể như: A, B, D, E, K tham gia vào quá trình chuyển hóa cơ thể sẽ bị tụt giảm. Từ đó gây các bệnh lý khác cho cơ thể, hoặc cơ thể dễ bị cảm nhiễm vi khuẩn, virus… do sức đề kháng bị suy giảm.

Điều trị bệnh đường ruột như thế nào?

Khi xuất hiện các dấu hiệu vừa kể trên bệnh nhân cần đến thăm khác bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bệnh đường ruột trước khi điều trị cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có những phương thức phù hợp.

Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn cần được dùng kháng sinh song song với đó là việc bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trường hợp ngộ độc cấp hoặc mạn tính cần thải độc bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cân bằng tâm lý và giải tỏa căng thẳng cũng là một phương pháp điều trị bệnh.

Nói tóm lại bệnh đường ruột hoàn toàn có thể điều trị khỏi được vì vậy nên đi thăm khám sớm để có thể phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm.

Đau dạ dày bao lâu thì khỏi?

Nhiều người thắc mắc “Đau dạ dày bao lâu thì khỏi?”, đặc biệt là những người đang hằng ngày phải chịu đựng những cơn đau dạ dày. Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khẩu vị, sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau dạ dày bao lâu thì khỏi?

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến, ước tính số người mắc các vấn đề về dạ dày là khoảng 70%. Tùy vào tình trạng bệnh mà tính chất cơn đau có thể thay đổi âm ỉ hoặc dữ dội, thời gian ngắn hoặc kéo dài… Một số người cơn đau có thể khoảng một vài tiếng nhưng một số người khác lại đau âm ỉ cả ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh.

Các cơn đau dạ dày có thể có tính chu kỳ hoặc không, nhưng chủ yếu là các cơn đau theo chu kỳ. Người bệnh thường đau lúc đói hoặc khi ăn quá no, đau sau khi ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, rượu bia, đồ uống có ga… Nếu cơn đau dạ dày của bạn trở nên nghiêm trọng có thể xuất hiện các cơn đau dạ dày xuyên lưng, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc thực hiện tất cả các hoạt động.

đau dạ dày bao lâu thì khỏi

Vậy đau dạ dày có thể chữa khỏi không? Nếu có, đau dạ dày bao lâu thì khỏi? Bệnh lý dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời, tìm ra nguyên nhân gốc rễ và điều trị triệt để. Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau, với mỗi nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay gây đau dạ dày là vi khuẩn HP. Điều trị dứt điểm nguyên nhân này cần một phác đồ kháng sinh tiêu diệt HP kết hợp với các loại thuốc hỗ trợ tình trạng tiết acid dịch vị dạ dày giúp giảm thiểu các triệu chứng đau, nâng cao hiệu quả điều trị.

Việc của bạn là cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Sau mỗi khoảng thời thời gian nhất định, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại, điều chỉnh cách thức điều trị phù hợp với từng giai đoạn.

Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn thân thiện với dạ dày, luyện tập thể dục thể thao, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng stress, căng thẳng cực độ.

Chữa đau dạ dày như thế nào để nhanh khỏi?

Có rất nhiều lời khuyên về những món ăn giúp làm giảm các cơn đau về dạ dày. Nhìn chung, các món ăn này có đặc điểm là khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tái tạo lớp chất này, chống viêm loét, kiểm soát nồng độ acid dịch vị…

Dưới đây là một số loại thực phẩm phổ biến mà người đau dạ dày cần biết:

Đau dạ dày có nên ăn chuối không?

Hầu hết những người đau dạ dày đều biết về công dụng của chuối trong giảm các cơn đau dạ dày. Chuối có khả năng trung hòa acid dịch vị tăng cao, vượt mức bình thường ở dạ dày, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra chuối còn chứa hàm lượng kali cao, có ích đối với người bệnh cao huyết áp hoặc một số bệnh liên quan đến mạch máu. Thành phần pectin trong chuối có lợi cho người rối loạn tiêu hóa, táo bón, giúp nhuận tràng.

chữa đau dạ dày bằng chuối

Đặc biệt, đối với người đau dạ dày, người bệnh chỉ nên ăn chuối chín, không ăn lúc đói, nên ăn các loại chuối tây, chuối cau thay vì chuối tiêu để tránh gây phản tác dụng.

Các loại hạt

Người bị đau dạ dày nên ăn một số loại hạt sẽ giúp ích cho tình trạng của bệnh như gạo lứt, ngô, các loại đậu, vừng, hạt điều… Sở dĩ nên ăn các loại hạt này bởi vì trong thành phần của chúng có chứa nhiều chất xơ, vitamin nhóm B, chất khoáng… cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn, bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống oxy hóa.

Táo

Ăn táo mỗi ngày giúp ích cho cơn đau dạ dày của bạn rất nhiều bởi táo giúp làm giảm gánh nặng, áp lực trong việc tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Táo chứa nhiều kali, canxi, pectin giúp giảm thiểu các tình trạng rối loạn tiêu hóa, nhuận tràng, giảm các triệu chứng tiêu chảy.

Cháo, súp

Cháo và súp là những món ăn tốt đối với những người đau dạ dày. Bởi hai món ăn này lỏng, mềm, chứa ít chất béo, dễ tiêu, áp lực rất ít với hệ tiêu hóa.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng khó chịu, chướng bụng, đầy hơi, điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng viêm loét ở dạ dày.

Chữa đau dạ dày bằng gừng

Gừng cũng là một loại củ có tác dụng giảm thiểu các cơn đau dạ dày. Bạn có thể sử dụng gừng bằng cách pha trà gừng, gừng mật ong hoặc ăn một vài lát gừng mỗi ngày khiến bụng bạn dễ chịu hơn. Không nên ăn nhiều gừng vì sẽ gây nóng trong người.

Sữa chua

Thành phần của sữa chua chứa nhiều probiotic giúp sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, bổ sung vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Đậu bắp

Đậu bắp là một trong những thực phẩm vàng đối với người mắc các bệnh dạ dày. Thành phần đậu bắp có nhiều caroten, vitamin nhóm B, vitamin C, E, pectin, chất nhầy và một số chất khác có công dụng trong làm lành vùng viêm loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Như vậy bài viết của chúng tôi đã trả lời được câu hỏi Đau dạ dày bao lâu thì khỏi? và một số loại thực phẩm giúp chữa đau dạ dày nhanh khỏi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và người thân trong quá trình điều trị dứt điểm căn bệnh này để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chúc bạn thành công!