Bé 4 tuổi bị đau dạ dày, căn bệnh tưởng chừng như chỉ xảy ra ở người lớn. Thế nhưng gần đây lại có xu hướng tăng lên ở trẻ nhỏ. Vậy để biết nguyên nhân do đâu, triệu chứng như thế nào và cách xử lý ra sao thì mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
Bé 4 tuổi bị đau dạ dày
Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày do các vết loét gây nên. Đây là một bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến. Nhắc đến bệnh đau dạ dày người ta thường nghĩ chỉ xảy ra ở người trưởng thành bởi rất nhiều những tác động từ cuộc sống.
Tuy nhiên, với xã hội công nghiệp hiện đại ngày nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi mắc phải. Có rất nhiều căn bệnh chuyển hóa, bệnh mạn tính thường xảy ra ở người cao tuổi lại đang tăng lên ở lứa tuổi trẻ, thậm chí là trẻ em. Bệnh đau dạ dày cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ 4 tuổi
Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Đây là nguyên nhân chính quan trọng nhất của hầu hết các trường hợp đau dạ dày. 90% trường hợp đau dạ dày nội soi cho kết quả dương tính với vi khuẩn HP. Khi HP vào trong dạ dày sẽ gây ra một loạt các phản ứng sau: Kích thích tăng sản sinh axit dịch vị, ức chế tế bào niêm mạc tiết chất nhầy Mucin bảo vệ dạ dày, trú ngụ và tạo chất độc gây tổn thương niêm mạc.
Vi khuẩn HP rất dễ lây truyền và xâm nhập qua các con đường từ mẹ mang thai truyền cho con, từ đồ ăn thức uống không đảm bảo vệ sinh, từ miệng người lớn ôm hôn trẻ con, từ chân tay và đồ vật xung quanh khi bé tiếp xúc.
Bố mẹ ép ăn
Dạ dày của trẻ thì bé mà người lớn thì thường có suy nghĩ cho con ăn được càng nhiều thì càng tốt. Khi bé ăn quá no dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, dạ dày quá tải lâu ngày sẽ bị tổn thương. Hơn nữa, việc ép con ăn của bố mẹ làm bé có thái độ sợ sệt và căng thẳng mỗi khi ăn uống. Điều này thực sự kh
ông tốt cho tiêu hóa của bé.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac dùng lâu dài có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại tấn công và sản sinh.
Triệu chứng nhận biết như thế nào?
Biếng ăn
Đây là triệu chứng dễ nhận thấy và cũng dễ chủ quan nhất vì lầm tưởng do bé ham chơi. Điều này là rất nguy hiểm vì không phát hiện điều trị sớm bệnh có nguy cơ tiến triển trầm trọng.
Đau bụng
Đau liên tục, đau quanh rốn hoặc trên rốn dù ở xa bữa ăn. Ban đầu thì nhẹ sau có thể đau quặn thắt hơn.
Buồn nôn, nôn
Cảm giác buồn nôn này là do trào ngược dạ dày. Khi đó, các mẹ không nên ép bé ăn mà nên để bé nôn hết, nghỉ ngơi và cho ăn lại khi đã thấy ổn hơn.
Ợ hơi
Có thể ợ chua và ợ nóng kèm theo triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
Xanh xao, mệt mỏi, sút cân
Những khó chịu từ căn bệnh kéo theo việc ăn uống, vui chơi kém đi làm bé hay quấy khóc, kém ăn lâu ngày sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu, lòng bàn tay bàn chân xanh xao, vàng vọt.
Chảy máu tiêu hóa
Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã rất nặng. Niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhiều gây xuất huyết tiêu hóa. Nếu thấy bé đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu thì đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Triệu chứng ở trẻ thường rất khó phát hiện và kiểm soát do các bé chưa biết mô tả cho người lớn hiểu hết. Vì vậy, gia đình cần thường xuyên theo dõi, nhạy cảm với mỗi thay đổi nhỏ của trẻ để nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời nhất.
Cách xử lý khi bé 4 tuổi bị đau dạ dày
Đối với bé bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP thì cần có chỉ định kháng sinh hợp lý từ bác sĩ. Ngoài ra tùy tình trạng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau, thuốc điều tiết dịch vị, thuốc bọc niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì cách chăm sóc là vô cùng quan trọng để cải thiện sức khỏe cho bé.
- Cố gắng tránh cho bé khỏi những nguồn nhiễm khuẩn HP: Giữ cơ thể bé và môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, hạn chế việc ôm hôn trẻ đặc biệt là với người bị đau dạ dày dương tính với HP, thực phẩm cho bé đảm bảo vệ sinh.
- Chườm ấm khoảng 15 – 20 phút khi bé thấy đau bụng. Hoặc xoa dầu nóng lên bụng bé theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp cho bé cảm thấy dễ chịu và kích thích tiêu hóa tốt hơn.
- Uống nhiều nước rất tốt cho việc tiêu hóa và hấp thu của bé.
- Cung cấp đủ năng lượng, thực phẩm giàu vitamin, muối khoáng, ưu tiên các loại dễ tiêu hóa, tốt cho hệ đường ruột như sữa chua, rau non, trái cây (trừ loại có nhiều axit hay quả chua), thịt mềm…
- Khi cho bé ăn uống cần chú ý:
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, không ép con, bữa ăn chỉ kéo dài 30 phút.
- Chế biến thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp và nhiệt độ khi ăn không quá nóng hay quá lạnh.
- Chia nhỏ bữa ăn làm 4 – 5 bữa, tránh việc ăn quá no hay để quá đói.
- Hạn chế cho trẻ ăn vặt, bánh kẹo, đồ ngọt, đồ dầu mỡ chất béo, nhiều gia vị chua cay mặn, thực phẩm chế biến sẵn.
Bé 4 tuổi bị đau dạ dày cần có sự quan tâm chăm sóc cẩn thận từ gia đình. Chữa trị tốt sẽ tránh trường hợp tiến triển nặng hoặc mạn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này.
Có thể bạn muốn biết: Đau dạ dày bao lâu thì khỏi?