Đau lưng dưới ở phụ nữ là bệnh gì? Cách chữa hiệu quả nhất

Bệnh đau lưng dưới ở phụ nữ khá phổ biến, khiến chị em gặp nhiều đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân những cơn đau này do đâu và làm thế nào khắc phục triệt để? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Đau lưng dưới ở phụ nữ là bệnh gì?

Đau lưng dưới ở phụ nữ

Theo thống kê của Hiệp hội xương khớp thì nữ giới chiếm đại đa số (khoảng 70 – 80%) trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp. Đặc biệt bắt đầu từ độ tuổi ngoài 30, khi chị em đã trải qua nhiều lần mang thai, sinh con cùng những thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể khiến hệ thống cơ xương “xuống dốc không phanh”. Những cơn đau lưng dưới ở phụ nữ thường xuất phát từ các bệnh lý sau:

Thoái hóa cột sống

Việc phải chịu một áp lực quá lớn từ việc chống đỡ toàn bộ cơ thể hằng ngày khiến cho sụn khớp và các đốt sống bị mòn dần theo năm tháng. Nếu trước đây hiện tượng này gặp nhiều ở người ngoài 50 tuổi thì giờ đây căn bệnh này đang được trẻ hóa, đặc biệt nếu chị em thường xuyên phải làm công việc nặng, mang thai quá nhiều lần hoặc béo phì thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao gấp nhiều lần.

Thoát vị đĩa đệm

Các đốt sống thắt lưng được ngăn cách với nhau bởi các đĩa đệm, cơn đau thắt lưng xảy ra khi phần nhân nhày bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên các vùng lân cân như rễ thần kinh. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc khởi phát đột ngột từ vùng thắt lưng lan xuống hai chân. Phần lớn chị em gặp các cơn đau này là do nguyên nhân ngồi quá lâu một tư thế hoặc mắc bệnh loãng xương.

Bệnh đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh có độ dài lớn nhất và cấu tạo phức tạp nhất cơ thể. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi bất cứ lý do nào cũng đều biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau nhức từ hai bên hông, thắt lưng lan xuống chân.

Cột sống bị chấn thương

Nếu bạn vừa trải qua một tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay bất cứ chấn thương, va đập mạnh nào ở vùng cột sống thắt lưng thì đó cũng có thể là nguồn gốc của những cơn đau.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau lưng dưới ở chị em

Đây là khái niệm dùng để chỉ tình trạng các tế bào nội mạc “đi lạc” ra ngoài buồng tử cung khiến cơ quen này bị viêm, chảy máu và đau. Nếu nhận thấy những bất thường như đau bụng, đau hông dữ dội khi đến kỳ kinh nguyệt hoăc khi đang quan hệ tình dục thì chị em cần lưu ý đến căn bệnh này.

Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến vị trí đau. Chẳng hạn, nếu đau lưng dưới ở phía bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến thận như sỏi, viêm cầu thận, suy thận… Thông thường bệnh thận sẽ đi kèm với các biểu hiện tiểu buốt, tiểu rát.

Nếu đau lưng dưới ở vùng eo thì hãy cảnh giác các bệnh liên quan đến tiết niệu như ruột thừa. Dấu hiệu đi kèm giúp bạn nhận biết cơn đau ruột thừa đó là sốt nhẹ, ấn tay vào phần hố chậu trước rốn thấy đau nhiều hơn.

Xem thêm: Đau thắt lưng ở phụ nữ do đâu? Cách giảm đau cần biết

Cách chữa đau lưng dưới ở phụ nữ

Cách chữa đau lưng dưới ở phụ nữ

Sau khi khám lâm sàng, hỏi han về tình trạng bệnh cụ thể và những triệu chứng gặp phải hằng ngày, tiền sử các bệnh mắc trước đó các bác sĩ sẽ chỉ định một phác đồ điều trị nhất định cho người bệnh.

Chẩn đoán bệnh

Muốn điều trị hiệu quả trước tiên bạn cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Chỉ có thăm khám chuyên khoa mới giúp bạn làm được điều này. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh này sẽ phản chiếu được những tổn thương ở cột sống bao gồm hình ảnh thoái hóa, có gai xương hay không, thân đốt sống nằm đúng vị trí hay bị trượt, có loãng xương hay lún xẹp….
  • Chụp cộng hưởng từ: Được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng đau dây thần kinh tọa.

Điều trị bằng thuốc

Mục đích của việc dùng thuốc là giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng những triệu chứng của bệnh để phục hồi các sinh hoạt, công việc hằng ngày. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc giảm đau  Paracetamol
  • Thuốc chống viêm Brexin, Felden
  • Thuốc giãn cơ Mydocalm…

Mặc dù có thể mua ngoài hiệu thuốc nhưng chị em không được lạm dụng hay tự ý mua về sử dụng. Tốt nhất hãy tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng mà bác sĩ đã kê đơn, không tự tăng giảm theo ý mình để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc xảy ra.

Áp dụng các bài tập chữa đau lưng dưới

Nhiều người cho rằng, khi bị đau lưng dưới thì nên kiêng vận động vùng này tuy nhiên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Không vận động mạnh hay làm việc quá sức khác với việc bạn nằm ì một chỗ, bất động toàn thân. Việc tập luyện các động tác nhẹ nhàng hàng ngày không chỉ giúp cải thiện cơn đau, thông kinh hoạt lạc, kích thích tuần hoàn máu máu đồng thời tăng cường độ dẻo dai cho xương. Một số bài tập chị em có thể tham khảo là:

  • Bài tập đạp xe: Nằm ngửa trên sàn, hay tay chắp sau gáy, cố gắng giữ cho đầu và chân không chạm xuống sàn sau đó co 1 chân về phía ngực, chân còn lại duỗi thẳng ra, mô phỏng tư thế khi bạn đạp xe đạp. Tập mỗi bên 10 lần sau đó đổi chân, chú ý kết hợp hít thở đều đặn.
  • Bài tập gập người: Ngồi dưới sàn, hai chân rộng bằng vai, hay tay để sau gáy sau đó từ từ ngả lưng về phía sau kết hợp hít vào. Cố gắng làm hết sức đến khi thấy lưng chạm sàn thì dùng một lực ngược lại để kéo người lên đồng thời thở ra. Gập lưng khoảng 10 lần thì nghỉ.

Dùng một số bài thuốc nam lành tính

Với ưu điểm có thể thực hiện ngay tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm, ít tốn kém, cách chữa đau lưng dưới ở phụ nữ bằng các bài thuốc nam được nhiều người lựa chọn.

  • Dùng xương rồng ba chia: Gọt bỏ tất cả vỏ và gai xương rồng sau đó mang đi nướng chín đến khi thấy xương rồng quắt lại thì lót miếng vải mỏng mang đắp lên vị trí đau.
  • Dùng ngải cứu: Bạn có thể rang nóng ngải cứu cùng muối hạt to hoặc dấm sau đó lót vải sạch để chườm lên vùng lưng đau cũng giúp giảm đau hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chung nhất về căn bệnh đau lưng dưới ở phụ nữ cũng như cách thức đẩy lùi bệnh nhanh nhất chị em có thể áp dụng. Chúc chị em thật nhiều sức khỏe.

Nguồn tham khảo: https://indembassy.com.vn/

Đau nhói sau lưng bên trái là bị làm sao? 

Trong công việc và hoạt đồng hàng ngày, nhiều người thỉnh thoảng sẽ gặp tình trạng đau nhói sau lưng bên trái. Triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh gì? Đau nhói sau lưng bên trái có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và chính xác nhất về tình trạng này.

Đau nhói sau lưng bên trái là bị làm sao?

Đau nhói sau lưng bên trái

Căng cơ, chấn thương

Tập luyện thể thao với cường độ cao, vận động đột ngột, lao động nặng nhọc,… rất dễ đến tình trạng căng cứng cơ, giãn cơ, căng dây chằng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau nhói sau lưng bên trái.

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường xảy ra khi phần đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí và chèn ép trực tiếp với dây thần kinh, bó cơ xung quanh. Tình trạng này gây ra những cơn đau nhói khó chịu, đặc biệt là khi di chuyển, vận động mạnh.

Gãy đốt sống

Gãy đốt sống xảy ra khi một đốt sống bị chấn thương, va chạm, vỡ và tách khỏi cột sống. Lúc này phần đốt sống bị gãy sẽ chèn ép vào phần cơ và các dây thần kinh. Ngoài triệu chứng đau nhói sau lưng, người bệnh có thể gặp những dấu hiệu như: Một vùng lưng bị sưng tấy, đau nhức khi di chuyển, vận động hông, cảm giác ngứa ran, tê liệt và co cơ.

Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Người bị loãng xương có phần xương khớp yếu, dễ tổn thương, thậm chí là gãy do va chạm. Chính vì vậy, nếu chẳng may người bệnh loãng xương gặp tình trạng đau nhói lưng bên trái, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một phần xương nào đó đã bị nứt gãy.

Hội chứng đau cơ

Hội chứng đau cơ xảy ra khi một phần bó cơ trên cơ thể xuất hiện tình trạng căng cứng, tê bì. Cơn đau xuất hiện bất ngờ, lặp đi lặp lại trong thời gian dài và nhanh chóng lan sang các vùng khác trên cơ thể. Hội chứng đau cơ có thể giảm nhanh chóng nếu được massage, chườm nóng hoặc chườm lạnh.

Bệnh viêm khớp

Các ổ khớp là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển và cử động. Do đó, phần khớp dễ bị tổn thương và viêm nhiễm nhất. Khi bị viêm khớp, ngoài triệu chứng đau nhói lưng, bạn có thể gặp những triệu chứng như: dễ bị chuột rút, đau nhói dọc theo cột sống, đau vai và hai tay, cứng cơ, vận động và di chuyển khó khăn.

Cột sống thoái hóa

Bệnh lý này thường xảy ra với những người ở độ tuổi trung niên, người già. Cột sống theo thời gian sẽ bị bào mòn, giảm khả năng hoạt động và dễ bị tổn thương khi đi lại. Khi cột sống tổn thương sẽ dễ bị lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên vùng dây thần kinh xung quanh gây nên bệnh thoái hóa cột sống.

Các bệnh về phổi và đường hô hấp

Các bệnh về phổi như: viêm phổi, khối u trong phổi, tắc nghẽn phổi, viêm đường hô hấp,…thường đi kèm với triệu chứng đau nhói sau lưng bên trái. Ngoài ra, ung thư phổi cũng là một căn bệnh mà bạn cần lưu ý khi gặp tình trạng đau nhói sau lưng.

Nhiễm trùng cột sống

Nhiễm trùng cột sống là tình trạng khá hiếm gặp. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập và phát triển trên các đĩa đệm và đốt sống. Vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm, khiến hệ miễn dịch suy yếu, gây ra những cơn đau nhói thường xuyên.

Bệnh túi mật

Bệnh túi mật như: viêm túi mật, sỏi mật,… gây ra những tình trạng đau nhức âm ỉ, khó chịu thường xuyên. Cơn đau nhói lưng trái nhanh chóng di chuyển sang những vị trí khác trên cơ thể và nặng hơn theo thời gian.

Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ là tình trạng nguy hiểm, xảy ra do thành động mạch bị tổn thương do bệnh lý hoặc chấn thương. Nếu không được chữa trị kịp thời, động mạch chủ có thể vỡ ra và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là bệnh lý do lượng máu cung cấp cho tim không đủ. Ngoài đau nhói sau lưng bên trái, người bệnh có thể gặp tình trạng như: khó thở, tức ngực, đau lưng, hàm và cổ, đau nhói ở tim.

Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim xảy ra khi màng bị xâm nhập và phá hủy bởi vi khuẩn, virus do bệnh lý hoặc hậu phẫu thuật. Khi các vi khuẩn tấn công màng ngoài, cơn đau sẽ truyền tín hiệu theo dây thần kinh đến não bộ và phản ứng lại bằng các cơn đau nhói sau lưng bên trái.

Ung thư

Đau nhói sau lưng trái là triệu chứng điển hình, thường thấy ở những bệnh nhân ung thư. Đặc biệt những bệnh ung thư ở ngực rất dễ gặp tình trạng này như ung thư vú, ung thư phổi. Nếu cơn đau nhói sau lưng xuất hiện thường xuyên, đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư đã di căn đến vùng cột sống.

Đau tim

Đau tim xảy ra khi tim không có đủ oxy để hoạt động, mảng bám chặn ở động mạch vành, tổn thương tim gây ra tình trạng đau nhức ngực và lưng trái. Cơn đau tim có thể đi kèm với một số triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh, tê tay,…

Đau nhói sau lưng bên trái có nguy hiểm không?

Đau nhói sau lưng bên trái có nguy hiểm không

Đau nhói sau lưng bên trái có nguy hiểm không sẽ được quyết định bằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu nguyên nhân là do các chấn thương vận động, cử động sai tư thế, thói quen sinh hoạt hàng ngày thì tình trạng này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý như: Thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, đau tim, bệnh phổi, túi mật, ung thư,… thì người bệnh có khả năng đối mặt với tình trạng nguy hiểm, thậm chí là biến chứng hoặc tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe của người bệnh. Khi gặp triệu chứng đau nhói sau lưng bên trái thường xuyên, người bệnh cần đến thăm khám và kiểm tra tại những cơ sở uy tín.

Trên đây là những thông tin chi tiết và chính xác nhất về tình trạng đau nhói sau lưng bên trái. Đây là một dấu hiệu cần quan tâm và được theo dõi kịp thời. Người bệnh không được chủ quan, cần xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị dứt điểm.

Nguồn tham khảo: https://indembassy.com.vn/