Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt virus ở trẻ em là một căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Sốt virus có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các bé. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh lý này. Có một câu hỏi mà World Vision Việt Nam gặp rất nhiều đó là Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu thì khỏi hẳn? Hãy cùng các chuyên gia của chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Sốt virus ở trẻ em là gì?

Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường. Đây được xem là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Phản ứng này giúp cơ thể chúng ta ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh thường là vi khuẩn và virus.

Các bạn có thể tham khảo: Trẻ em bao nhiêu độ là sốt?

sốt virus ở trẻ em

Sốt virus là tình trạng sốt do trẻ bị nhiễm các loại siêu vi trùng (virus). Có nhiều tác nhân gây sốt siêu vi, điển hình là virus cúm, Rhinovirus, Adenovirus,… Bệnh sốt virus ở trẻ em thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng ấm.

Biểu hiện sốt virus ở trẻ em

Những triệu chứng sốt virus khá giống với những bệnh thông thường khác. Do đó, các bậc cha mẹ cần hết sức cẩn thận.

Trong giai đoạn ủ bệnh, hầu hết các bé đều có dấu hiệu mệt mỏi và sốt. Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, sốt liên tục hoặc ngắt quãng. Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm gồm có viêm họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đỏ mắt, nhức đầu, đau khớp, đau cơ, ho và nổi ban trên da, hay quấy khóc,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát.

Giai đoạn toàn phát trẻ sẽ có những biểu hiện đặc trưng như: sốt cao theo từng cơn, co giật, có thể rơi vào trạng thái hôn mê và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây thì các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Sốt cao liên tục trên 2 ngày, chân tay lạnh, run rẩy bất thường.
  • Trẻ bị co giật.
  • Đau đầu, hay giật mình hoảng hốt.
  • Phát ban toàn thân
  • Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
  • Đi ngoài ra máu, phân đen.
  • Trẻ thở nhanh, sâu, thở khó khăn.

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu thì khỏi?

Các loại sốt do virus gây gây ra thường kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày thì giảm dần các triệu chứng. Nếu bạn đang có thắc mắc sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu thì khỏi hẳn, thì câu trả lời là: Nếu được điều trị tích cực thì chỉ sau 7 – 10 ngày bé sẽ khỏe mạnh hoàn toàn.

sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu thì khỏi

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng không được chủ quan vì sốt virus tiến triển rất nhanh. Nếu không phát hiện kịp thời để điều trị thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Cách điều trị sốt virus

Chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng khỏe mạnh trở lại. Theo đó, để kiểm soát sốt virus ở trẻ em hiệu quả thì các bậc phụ huynh nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Kiểm tra nhiệt độ: các mẹ có thể đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn của trẻ. Nếu kiểm tra nhiệt độ ở nách, cha mẹ phải cho bé kẹp nhiệt kế tối thiểu 3 phút.
  • Hạ sốt: cho trẻ dùng Paracetamol liều 10mg/kg, 6 giờ dùng một lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể lau khô mồ hôi cho trẻ, cho bé mặc quần áo mỏng, nằm ở nơi thoáng mát.
  • Chống co giật: nếu bé bị sốt cao trên 38.5oC thì cha mẹ cho bé dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là đối với những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
  • Bù nước và điện giải: nếu trẻ đang bú thì bạn cho con bú nhiều hơn bình thường và cho uống bù nước Oresol theo hướng dẫn. Trong trường hợp bé không uống được thì cha mẹ dùng bông sạch chấm nước Oresol vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh bị thiếu nước và các chất điện giải.
  • Chống bội nhiễm: các bậc phụ huynh nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín, kết hợp nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9% để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
  • Dinh dưỡng: bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bé. Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước (gồm nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh,…).

Chú ý: khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, lơ mơ, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, buồn nôn, sốt kéo dài trên 5 ngày,… thì bạn phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để có biện pháp điều trị đúng đắn, giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm và tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Theo: vinmec.com

Cách phòng ngừa sốt virus ở trẻ em

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát để ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh để trẻ cho đồ chơi vào miệng.
  • Tiêm phòng đầy đủ.
  • Sốt virus là một căn bệnh dễ lây, do đó không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ đang bị bệnh.
  • Khi trẻ bị sốt virus, phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây virus cho trẻ khác.
  • Ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Hy vọng những thông tin chia sẻ về sốt virus ở trẻ em ở trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có được cái nhìn toàn diện và chủ động có phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Trộm vía là gì? Ý nghĩa của cụm từ trộm vía của người miền Bắc

Không ai bảo ai, thế nhưng mỗi khi khen một em bé nào đó, mọi người thường nói “Trộm vía”. Vậy trộm vía là gì, ý nghĩa của cụm từ này là gì mà người lớn lại hay sử dụng chúng như vậy. Hãy cùng World Vision tìm hiểu những thông tin bên dưới đây để hiểu rõ hơn về cụm từ này nhé.

Trộm vía là gì?

“Trộm vía” làmột cụm từ được dùng phổ biến ở miền Băc Việt Nam. Nó có ý nghĩa là để khen những đứa trẻ đáng yêu với hàm ý muốn nói những điều tốt đẹp, bụ bẫm, ngoan hiền. Trộm vía là một câu nói mang màu sắc tâm linh đậm nét văn hóa Á Đông nói chung và hồn sắc văn hóa Việt nói riêng. Nó thường đặt ở đầu câu khi muốn khen một đứa trẻ để tránh cho lời khen khỏi trở thành điềm gở.

Một số ví dụ như:

  • “Trộm vía, con bé trông bụ quá!”
  • “Trộm vía, thằng bé kháu khỉnh quá!”

trộm vía là gì

Nguồn gốc của cụm từ trộm vía

Nguồn gốc của câu nói này là do người xưa quan niệm con trai có ba hồn bảy vía còn con gái thì có ba hồn chín vía. Vía ở đây là năng lượng tinh thần mà nhờ năng lượng đó mà con người ta có thể sống được một cách khỏe mạnh. Khi một vía nào đó bị phạm, nó sẽ khiến cho cơ thể bị đau yếu, người Việt tin rằng những tác động bên ngoài vào mắt, mũi miệng lưỡi khiến cho vía bị lay động và có thể dẫn tới bệnh tật.

Do đó “trộm vía” coi như một lời xin phép đối với thần linh, xin thần thánh cho trẻ luôn khỏe mạnh.

Các cụ ta cũng quan niệm rằng “có kiêng có lành”. Đối với trẻ em, vía trẻ con còn yếu, cần được bảo vệ, giữ gìn nên trước khi khen trẻ nhỏ, người lớn cần phải xin phép thần linh trước. Đây cũng được coi như là một lời xin phép bởi ngộ nhỡ một người có vía dữ dằn khen bé chẳng hạn sẽ át vía của bé làm cho bé sợ hãi và quấy khóc.

Có người thì lại giải thích là do ma quỉ hay ghen ghét với con người nên thỉnh thoảng lại đến quấy phá những đứa trẻ ngoan. Chính vì thế, ngày xưa mọi người thường đặt tên cho con thật xấu để ma quỉ đỡ nhòm ngó và dễ nuôi hơn.

Thật khó để diễn tả hết hàm ý của từ “trộm vía”. Nhưng ngày nay, đây dường như là câu nói cửa miệng mỗi khi khen một đứa trẻ. Thành ngữ này không ảnh hưởng gì, mà ngược lại nó lại tạo ra một bản sắc, một sắc thái riêng của người dân Việt Nam.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ việt nam 2019 theo Tiêu chuẩn của WHO

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Hiểu rõ về nhu cầu này, hôm nay World Vision Việt Nam xin gửi tới các mẹ bảng đo tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ Việt nam mới nhất 2019 từ WHO.

Tại sao cần theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ

Chiều cao và cân nặng chính là cơ sở phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của con trẻ. Các bậc cha mẹ cần theo dõi sát sao vấn đề này, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi.

Dựa vào bảng theo dõi chỉ số chiều cao, cân nặng của bé theo từng tháng, các mẹ có thể biết được tình trạng sức khỏe, con có thừa hay thiếu chiều cao, cân nặng hay không? Để từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc sao cho đảm bảo con yêu của bạn phát triển một cách tốt nhất.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ việt nam 2019

Ở mỗi quốc gia sẽ có một bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng riêng dành cho trẻ em. Bảng được phân theo từng độ tuổi của bé do tổ chức WHO nghiên cứu và đề ra sau quá trình khảo sát tích cực.

Bảng cân nặng chuẩn cho bé gái từ 0 đến 5 tuổi

Cân nặng của  bé gái sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi

cân nặng bé gái dưới 1 tuổi

Cân nặng của bé gái từ 1 đến 4 tuổi

cân nặng bé gái 1 - 4 tuổi

Cân nặng của bé gái từ 4 đến 5 tuổi

cân nặng bé gái 5 tuổi

Bảng cân nặng chuẩn cho bé trai từ 0 đến 5 tuổi

Cân nặng của  bé trai sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi

cân nặng bé trai dưới 1 tuổi

Cân nặng của bé trai từ 1 đến 4 tuổi

cân nặng bé trai 1-4 tuổi

Cân nặng của bé trai từ 4 đến 5 tuổi

cân nặng bé trai 4-5 tuổi

Bảng chiều cao chuẩn cho bé trai từ 0 đến 5 tuổi

Chiều cao của  bé trai sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi

chiều cao bé trai dưới 1 tuổi

Chiều cao của bé trai từ 1 đến 4 tuổi

chiều cao bé trai 1-4 tuổi

Chiều cao của bé trai từ 4 đến 5 tuổi

chiều cao bé trai 4-5 tuổi

Bảng chiều cao chuẩn cho bé gái từ 0 đến 5 tuổi

Chiều cao của bé gái sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi

chiều cao bé gái dưới tuổi

Chiều cao của bé gái từ 1 đến 4 tuổi

chiều cao bé gái 1-4 tuổi

Chiều cao của bé gái từ 4 đến 5 tuổi

chiều cao bé gái 4-5 tuổi

Mẹo đo chiều cao chuẩn

Nên đo chiều cao cho bé vào mỗi buổi sáng. Các mẹ đo chiều cao cho bé bằng cách cho bé nằm ngửa rồi tiến hành đo từ ngón chân lên tới đỉnh đầu của bé.

Mẹo đo cân nặng chính xác

Cân nặng của trẻ sơ sinh trung bình vào khoảng 2.9 đến 3.8kg. Mỗi tháng bé tăng trường trung bình tối thiểu đạt 600gr (ở giai đoạn 1-6 tháng) và 500gr mỗi tháng kể từ tháng thứ 7.

Các mẹ nên cân cân nặng của con sau khi con đã đi tiểu và đại tiện. Bỏ bớt quần áo, tã, chăn ra khỏi người con khi cân. Nên trừ hao dụng cụ cân. Cũng  nên cân cho trẻ vào buổi sáng để đạt mức chuẩn xác nhất.

Việc đo chiều cao cân nặng cho trẻ là rất quan trọng. Dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ em việt nam mà chúng tôi cung cấp ở trên để xác định được sự phát triển của con có bình thường hay không.

Tham khảo thêm:

Trẻ em bao nhiêu tuổi được đi máy bay? Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì?

Người lớn khi đi máy bay thì chỉ cần hộ chiếu, thẻ căn cước hoặc CMND là được. Còn trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì? Trẻ em bao nhiêu tuổi được đi máy bay? Đây là những câu hỏi thường gặp của các bậc cha mẹ có con nhỏ.

Trẻ em bao nhiêu tuổi được đi máy bay?

Đa phần các hãng hàng không tại Việt Nam nhận vận chuyển hành khách là trẻ em có độ tuổi từ 2 tuần tuổi trở lên. Độ tuổi của trẻ được tính theo thời điểm máy bay khởi hành.

trẻ em mấy tuổi được đi máy bay

Theo các chuyên gia y tế hàng không khuyến cáo, trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên các bậc cha mẹ mới nên cho trẻ đi máy bay. Bởi khi đó hệ miễn dịch của trẻ mới đủ điều kiện thích nghi với các thay đổi khi bay. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển bằng máy bay đối với những trẻ dưới 2 tháng tuổi, tốt nhất cha mẹ của bé nên đưa con mình đi khám trước thời gian bay khoảng 1 tuần.

Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì?

Có 2 mốc quan trọng để phân định thủ tục giấy tờ cho trẻ em khi đi máy bay

Đối với trẻ em dưới 02 tuổi

Trẻ em dưới 2 tuổi khi đi máy bay phải có giấy khai sinh, hoặc giấy chứng sinh đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi.

Các chứng nhận về sức khỏe, đủ điều kiện để bay có thời hạn 1 tuần trước khi bay.

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi

  • Hộ chiếu riêng hoặc cùng hộ chiếu với bố mẹ.
  • Giấy khai sinh
  • Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng.

Các giấy tờ trên phải đảm bảo điều kiện: Là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và còn giá trị sử dụng.

trẻ em đi máy bay cần những giấy tờ gì

Giá vé dành cho trẻ em

Mỗi hãng hàng không sẽ có một mức giá dành cho trẻ em khác nhau. Cụ thể là:

Giá vé các chuyến bay nội địa của hãng hàng không Vietjet:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi là 234,000 VND
  • Trẻ em từ 2 – dưới 12 tuổi thấp hơn giá vé người lớn khoảng 60,000 VND/vé.

Giá vé của hãng hàng không Jetstar Pacific:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi là 274,000 VND
  • Trẻ em từ 2 – dưới 12 tuổi thấp hơn người lớn khoảng 60,000 VND/vé.

Giá vé của hãng hàng không Bamboo Airways:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi là 234,000 VND/vé
  • Trẻ em từ 2 – dưới 12 tuổi đối với vé phổ thông thấp người lớn 82,000 VND/vé, hạng Plus sẽ bằng 75% giá vé người lớn.

Giá vé của hãng hàng không Vietnam Airlines:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi có giá vé bằng 10% giá vé người lớn
  • Trẻ em từ 2 – dưới 12 tuổi mua vé 90% giá vé người lớn.

Trẻ em có bao nhiêu quyền? Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và Luật trẻ em 2016

Như chúng ta đã biết, trẻ em như búp trên cành, cần được bảo vệ. Hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại rất phổ biến, nhất là vấn đề tình dục. Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em là cơ sở của tất cả các công việc của UNICEF. Đây là tuyên bố đầy đủ nhất về quyền trẻ em từng được công bố và là hiệp ước quốc tế về quyền con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử.

Trẻ em có bao nhiêu quyền trong Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em

Công ước có 54 điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ.

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền, bất kể dân tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, khả năng hay bất kỳ tình trạng nào khác.

Tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc ngoại trừ Hoa Kỳ đã phê chuẩn Công ước. Công ước có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 20 tháng 12 năm 1990. Có bốn điều trong công ước được xem là đặc biệt. Những điều này được coi là “Nguyên tắc chung”, giúp giải thích cho tất cả các điều khác và đóng một vai trò cơ bản trong việc thực hiện tất cả các quyền trong Công ước.

4 nhóm quyền trẻ em

  1. Không phân biệt đối xử
  2. Lợi ích tốt nhất của trẻ
  3. Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống
  4. Quyền được lắng nghe

Quyền trẻ em

Ngoài ra, còn có “2 nghị định không bắt buộc” là các quyền đặc biệt hơn cho trẻ em nhưng không bắt buộc đối với các quốc gia bao gồm:

  1. Nghị định thư không bắt buộc về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang
  2. Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và nội dung khiêu dâm trẻ em
  3. Nghị định thư không bắt buộc về thủ tục khiếu nại vi phạm quyền trẻ em

Xem đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Luật trẻ em 2016

Ngày 01/06/2016 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật trẻ em, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các em nhỏ. Theo Luật trẻ em năm 2016, trẻ em được xác định là những người dưới 16 tuổi. Nhóm đối tượng này sẽ có 25 quyền gắn với các điều Luật tương ứng sau:

Điều 12. Quyền sống

Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.

Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

  1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
  2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

  1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
  2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 20. Quyền về tài sản

Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư

  1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
  2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 23. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.

Điều 24. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

  1. Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
  2. Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

Điều 29. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Điều 30. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

Điều 31. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

Điều 32. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế – xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

Điều 33. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

Điều 34. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.

Điều 35. Quyền của trẻ em khuyết tật

Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.

Điều 36. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Xem đầy đủ văn bản Luật trẻ em 2016